Đạp xe đạp có tác dụng gì? Cách đạp xe hiệu quả nhất bạn cần biết

Đạp xe đạp có tác dụng gì? Cách đạp xe hiệu quả nhất bạn cần biết

Bạn đang có ý định tập luyện mỗi ngày bằng xe đạp nhưng không biết đạp xe đạp có tác dụng gì? Cách đạp như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này bạn nhé!

Để có sức khỏe tốt, thân hình thon gọn săn chắc, ngoài việc áp dụng các bài tập cường độ cao ở phòng Gym, bạn có thể luyện tập tại nhà với xe đạp tập thể thao, máy chạy bộ... Trong số đó, đạp xe đạp là phương pháp giúp bạn có cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra áp dụng bài tập này thường xuyên còn mang lại những lợi ích nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này!

Tác dụng của đạp xe đạp.

Đạp xe đạp là bài tập dễ thực hiện, không yêu cầu kỹ thuật quá phức tạp. Bạn chỉ cần đầu tư cho mình chiếc xe và điều chỉnh độ cao của yên phù hợp với chiều cao mình là có thể bắt đầu tập luyện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Theo các huấn luyện viên thể thao, các bài tập với xe đạp mang lại rất nhiều tác dụng cả về sức khỏe thể chất, tinh thần và vóc dáng. Cụ thể, những tác dụng của đạp xe đạp có thể kể đến bao gồm:

Duy trì cân nặng hợp lý, tăng cơ bắp phần thân dưới.

Khi bạn đạp xe đúng cách, thường xuyên, nhất là khi đạp với cường độ cao có thể hỗ trợ làm giảm lượng mỡ thừa tại các vị trí, có lợi cho quá trình kiểm soát trọng lượng cơ thể hợp lý nhất. Trên thực tế khi đạp xe, hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động, đặc biệt là cơ đùi và cơ bụng. Về lâu dài bạn sẽ giảm cân thành công. Bên cạnh đó bài tập này còn giúp cơ thể tăng trưởng số lượng và khối lượng các nhóm cơ ở phần thân dưới. Cơ bắp nhiều hơn đồng nghĩa với việc đốt cháy nhiều calories hơn trong quá trình tập luyện. Ngoài ra khi đạp xe cũng làm gia tăng sự trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó mà cân nặng sẽ được kiểm soát,cơ thể thon gọn săn chắc hơn.

Giảm chấn thương, xương và cột sống chắc khỏe hơn.

Khi bạn chạy bộ, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên các khớp chân. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới chấn thương không mong muốn. Ngược lại khi đạp xe, trọng lượng cơ thể lúc này sẽ do cơ đùi trước và cơ đùi sau chịu trách nhiệm. Từ đó giảm áp lực đáng kể lên các khớp gối, khớp cổ chân, hạn chế chấn thương.

Thêm vào đó sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể khi đạp xe đạp sẽ tăng cường sức khỏe xương khớp, cột sống cũng trở nên linh hoạt hơn. Vì vậy bài tập này phù hợp với cả người trẻ lẫn người cao tuổi. Đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh xương khớp hiệu quả.

Phổi khỏe mạnh hơn.

Có vẻ như tác dụng này không thực sự thuyết phục, khi bạn nhận thấy nguy cơ hít thở trong môi trường nhiều khói bụi hơn so với người khác. Thế nhưng một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, những người đi xe đạp tiếp xúc với khói độc hại ít hơn so với người ngồi trong ô tô.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học tại London cho thấy:  Người lái xe ô tô tiếp xúc với không khí ô nhiễm gấp 5 lần so với người đi xe đạp, 3,5 lần so với người đi bộ và 2,5 lần so với người đi xe bus. Do đó bạn có thể yên tâm khi di chuyển bằng xe đạp sẽ giúp hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm.

Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Đạp xe đạp cũng giống như chạy bộ, đều là dạng bài tập cardio có tác dụng đốt cháy calo, giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Những người thường xuyên đạp xe đạp sẽ có trái tim khỏe, duy trì nhịp tim ổn định. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...

Tăng khả năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế đúng.

Khi đạp xe bạn phải cố gắng giữ cơ thể và xe không bị đổ hay nghiêng về bên nào đó để tiến về phía trước. Điều này giúp bạn cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tư thế ngồi đúng và biết cách kết hợp giữa các bộ phận trong cơ thể hiệu quả.

Khi tuổi tác tăng lên hoặc bạn lười vận động, cơ thể sẽ giảm khả năng giữ thăng bằng. Do đó tập luyện để duy trì khả năng này cho cơ thể vô cùng quan trọng. Cụ thể, nó giúp bạn  hạn chế bị té ngã, hoặc gặp phải chấn thương như gãy xương. 

Tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

Có rất nhiều bài tập giúp bạn cải thiện tinh thần hiệu quả. Nguyên nhân là do trong quá trình tập luyện sẽ điều tiết hormone “vui vẻ” adrenaline và endorphin. Đạp xe ngoài trời giúp người tập khám phá những địa điểm mới, tận hưởng khoảng thời gian của riêng mình. Bạn cũng có thể đạp xe cùng những người chung sở thích để mở rộng mối quan hệ, từ đó mang đến suy nghĩ tích cực và niềm vui trong cuộc sống.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số nghiên cứu của trường đại học Georgia cho thấy, những người có thói quen đạp xe thường xuyên sẽ  ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Khi thực hiện bài tập này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn phải liên tục hoạt động. Điều này sẽ khiến cơ thể sản sinh lượng lớn endorphin (như vừa nói ở trên)  - chất dẫn truyền thần kinh trong não. Hormone này không chỉ mang lại cảm xúc tích cực giúp cải thiện tâm trạng mà còn là chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn,  làm chậm quá trình lão hóa.

Link xe đạp tập: https://www.thethaothientruong.vn/may-tap-the-duc/xe-dap-the-duc/

Tác dụng của đạp xe đạp.

Hướng dẫn đạp xe đạp đúng cách. 

Tư thế đạp xe đúng.

Tư thế đạp xe sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, mà còn gây ra các tác động nghiêm trọng đến vóc dáng. Hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu hay gù lưng... đều là những tư thế không chuẩn xác.

Bạn cần để cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, bụng hóp, thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe. Đồng thời cũng nên phối hợp nhịp nhàng giữa đầu gối, hông và nhịp điệu đạp xe.

Tư thế đạp xe đúng

Tốc độ.

Lấy ví dụ nếu bạn đạp xe trong 30 phút thì 10 phút đầu nên đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng cơ thể. Trong, 10 phút tiếp theo bạn có thể áp dụng vận tốc tối đa tùy theo khả năng của mình. Ở giữa 2 khoảng thời gian này chắc hẳn sẽ có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi và gặp khó khăn trong việc duy trì vận tốc. Tuy nhiên đây chính là giai đoạn quan trọng nhất, bạn không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ tối đa trong thời gian lâu nhất có thể. 10 phút cuối hãy thả lỏng và đạp chậm để về nhà.

Lưu ý trước khi tập đạp xe.

- Trước khi đạp xe đạp, bạn cần khởi động kỹ các nhóm cơ, hệ xương khớp và cơ thể, tránh trường hợp căng cơ, sai khớp hoặc chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện.

- Nên ăn nhẹ trước khi đạp xe khoảng 1-2 tiếng để cơ thể có đủ năng lượng suốt buổi tập. Cần uống đủ nước trước khi tập để cơ thể không bị mất nước và mang theo để uống bất cứ khi nào cảm thấy khát trong lúc tập luyện.

- Nên chuẩn bị bộ thể thao vừa vặn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Một đôi giày ôm chân, mang lại cảm giác thoải mái cũng là người bạn đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

- Kiểm tra xe kỹ càng: Lốp xe đã được bơm căng chưa? Yên có phù hợp không? Phanh có an toàn không? Chủ động mang theo đồ sửa xe, bơm... để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp cho thắc mắc đạp xe đạp có tác dụng gì và cách đạp đúng là như thế nào. Hy vọng những kiến thức của Thiên Trường sẽ hữu ích và giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất với bài tập này. Chúc bạn nhiều sức khỏe và sớm sở hữu vóc dáng như ý!

Share :