Kỹ thuật đánh bóng chuyền. Mua thiết bị bóng chuyền ở đâu uy tín
Ky thuat danh bong chuyen
1. Đệm bóng
(Hay còn gọi là ki bóng - bắt - chỉnh bước 1).
Khi đệm bóng chân trái (đối với người thuận tay phải) bước nhẹ tới phía trước, hai chân chùn nhẹ gối, hạ thấp trọng tâm và cúi nhẹ người. Hay bàn tay chắp vào nhau, 2 cẳng tay hợp thành hình chữ V tính tử vai đến bàn tay. Đệm banh về phía trước, điểm tiếp xúc banh là khoảng sau bàn tay đến cùi nữa cẳng tay, và chỉ đệm bóng khi bóng cao từ ngang ngực trở xuống, nếu bóng quá thấp thì bước dài về trước chút xíu, còn bóng cao hơn ngực thì lui nhẹ về sau. Chú ý không cho bóng trúng 2 cùm tay đang nắm vào nhau vì như thế bóng sẽ đi không theo ý muốn, và tránh đệm bóng cao hơn ngực vì bóng sẽ đi ra sau đầu. Khi hoàn thiện dần kỹ thuật này sẽ tập tiếp kĩ thuật đệm bóng đến điểm cố định theo ý muốn.
Kĩ thuật này dùng để:
- Đỡ bóng của đối phương để cho chuyền 2 chuyền bóng cho chủ công.
- Đưa bóng sang sân đối phương khi cảm thấy pha bóng không còn an toàn cho đội nhà.
- Cứu bóng.
2. Bắt móng
Hay còn gọi là chuyền 2.
Đây là kĩ thuật rất khó trong bóng chuyền. Nếu bạn là chủ công thì yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật theo mức độ đạt tiêu chuẩn là đủ, còn đối với các cây chuyền 2 thì phải tập luyện đến mức thành thạo – có thể chuyền theo ý muốn đến các vị trí cho dù bóng khó đến cỡ nào.
Bàn tay xòe rộng (vai không rộng quá). Các ngón tay cong 1 cách tự nhiên ko thẳng và gò bó, tiếp xúc bóng bằng năm ngón, ko cho bóng chạm đến bàn tay, khi tiếp xúc bóng thì các ngón tay, cổ tay và cẳng tay nhún nhẹ theo phương hiện tại của bóng và và liền sau đó đẩy bóng đến nơi mình muốn.
Kĩ thuật này dùng để:
- Chuyền bóng lên cho các chủ công tấn công.
- Bỏ nhỏ sang phần sân đối phương.
- Chuyền bóng cho đồng đội khi bóng lực bóng tương đối nhẹ và cao hơn ngực.
3. Đập bóng:
Đập bóng treo:
Khi bóng rời tay chuyền 2, chạy đà 3 bước và dậm nhảy, canh cho vị trí bóng rơi ở giữa lưới và vị trí ta bật, khi bật cao hết sức sẽ có độ dừng trên không, tùy theo mỗi người canh khoảng thời gian dừng trên không vừa với cánh tay đập bóng xuống sân, tùy theo bóng cao và thấp ta có thể gập thêm cổ tay để tao độ sâu cho bóng.
Đập bóng nhú:
Chạy đà và bật cao trước khi bóng đến tay chuyền 2, khi thấy ta có điểm dừng trên không chuyền 2 sẽ đẩy bóng nhanh đến tay ta và nhanh chóng đập xuống sân, kỹ thuật này thường kết hơp gập cổ tay nhiều.
Đập bóng lao:
Chuyền 2 chuyền bóng cao cho ta, canh thời gian bóng rơi, chạy đà và bật cao kết hợp lực lao tới, cánh tay, cổ tay đập mạnh bóng xuống. Tấn công bóng lao luôn đạt lực rất mạnh vì kết hợp nhiều lực tuy nhiên bóng phải xa lưới 1 chút vì còn độ lao tới của ta.
Tất cả các kiểu được gọi là đập khi đánh bóng từ ngang viền lưới trở lên vì như thế bóng mới có thể đi theo phương thẳng xuống mặt sân.
4. Bo bóng:
Kỹ thuật này khá giống đập bóng như chỉ khác là không gập cổ tay mà chỉ kéo nguyên cánh tay xuống khi tiếp xúc bóng cũng với góc 45 độ.
Kỹ thuật này dùng đánh những trái bóng thấp hơn viền lưới, cao từ mặt trở lên, hoàn chỉnh kỹ thuật bóng đi sẽ theo phương cong xoáy xuống mặt sân gây khó khăn cho đối phương.
Người chơi có nhu cầu mua bóng chuyền, bóng chuyền Thăng Long, bóng chuyền ĐộngLực …. lưới bóng chuyền, trụ bóng chuyền, quả bóng chuyền, thiết bị môn bóng chuyền chuyên nghiệp hãy đến với chúng tôi bạn sẽ hài lòng về sản phẩm và thái độ phục vụ tận tình giúp khách hàng chọn được sản phẩm ưng ý mà giá cả phải chăng.
Liên hệ: CÔNG TY TNHH THỂ THAO THIÊN TRƯỜNG
Địa chỉ: Số 208D Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 043.5667337- 0916.131.402
Website: http://ttsport.vn