Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới chấn thương khi chạy bộ
Chấn thương là nỗi kinh hoàng của rất nhiều bạn khi luyện tập thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng. Hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới chấn thương khi tập chạy bộ để bạn có thể phòng tránh tốt nhất bạn nhé.
Với hầu hết các môn thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng thì việc tập luyện không đúng cách, sai kỹ thuật hoặc cường độ quá nặng sẽ dễ dẫn tới chấn thương cho người tập. Ngoài ra, những tai nạn đáng tiếc xảy ra hay di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương khi tập luyện chạy bộ. Thiên Trường Sport sẽ phân tích rõ cho bạn thấy những nguyên nhân gây ra chấn thương khi chạy bộ để bạn có thể phòng tránh tốt nhất khi tập luyện.
Nguyên nhân chấn thương khi chạy bộ.
Chấn thương do chạy sai tư thế.
Chạy bộ khá đơn giản nhưng thực tế có rất nhiều người tập chạy bộ chạy sai tư thế, lâu dần dẫn tới sự mất cân bằng cấu trúc cơ thể và rất dễ dẫn đến những chấn thương như trật khớp hay bong gân... Chính vì thế tư thế chạy bộ là điều bạn cần điều chỉnh ngay từ khi bắt đầu tập luyện. Khi bạn chạy sai tư thế, một số cơ được sử dụng rất nhiều và trở nên ngày càng khỏe hơn trong khi những cơ khác lại trở nên yếu dần. Vì thế bạn nên kết hợp thêm những bài tập khác song song với việc chạy để giúp cho tất cả các cơ đều phát triển đồng đều.
Chấn thương khi chạy bộ
Chấn thương do dụng cụ tập luyện.
Một đôi giày hơi cứng, không vừa chân về lâu dài cũng có thể dẫn tới những chấn thương đáng tiếc dành cho bạn. Một bộ quần áo vướng víu, không thoải mái cũng hoàn toàn có thể dẫn tới chấn thương nhất là tập tại nhà với máy chạy bộ gia đình. Chính vì thế khi chạy bộ bạn cần phải lựa chọn trang phục và giày chạy phù hợp.
Chấn thương do tập quá nhiều.
Tập quá nhiều dẫn tới chấn thương là một trong những nguyên nhân mà hầu hết những người tập chạy bộ thường xuyên gặp phải và trong đó có cả vận động viên chạy bộ. Họ nghĩ rằng chạy bộ là một bài tập, hoạt động thể thao rất tốt nên tập tất cả các ngày trong tuần. Hết chạy bộ ở công viên rồi về nhà sử dụng máy chạy bộ điện để chạy bộ. Họ cũng nghỉ rằng bỏ chạy 1 - 2 buổi tập luyện trong 1 tuần sẽ khiến mình quen dần và từ đó bỏ luôn thói quen tốt mà phải tập luyện lâu nay. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì một tuần bạn chỉ nên tập từ 3 - 5 buổi và các buổi còn lại để cho cơ thể bạn có thể nghỉ ngơi, phục hồi.
Chấn thương cũ.
Nếu bạn đang trong quá trình chấn thương do bất kỳ một nguyên nhân nào đó mà không điều trị triệt để hay để cho chấn thương tự hồi phục thì bạn rất dễ dàng bị chấn thương một lần nữa ở chính vết thương cũ. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn bị chấn thương ở lần trước và tìm biện pháp giải quyết khi bắt đầu tập luyện trở lại. Mỗi người có một khả năng chịu đựng khác nhau, điều quan trọng là tìm ra điểm giới hạn và đừng vượt qua nó. Không nhất thiết phải tăng quãng đường chạy qua mỗi tuần, bạn phải luôn biết kiên nhẫn. Bạn phải luôn lắng nghe cơ thể mình và cố gắng từ những điều nhỏ nhất, vì cơ thể bạn đang tiếp cận với ngưỡng giới hạn.
Chấn thương do di truyền.
Với trường hợp này thì hãy thử tìm hiểu xem gia đình bạn có di truyền lòng bàn chân phẳng hay tiền sử bệnh đau lưng hay không. Nếu câu trả lời là có thì cần phải đi khám và điều trị trước khi nghĩ tới việc tập luyện.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản thường gây ra chấn thương khi bạn tập luyện chạy bộ. Tuy biết tác dụng của chạy bộ là rất lớn nhưng bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân và chạy đúng phương pháp để tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.