Yogi là gì? Các yếu tố cần nắm vững để trở thành yogi chân chính
Yogi là gì? Chắc hẳn những người tập Yoga lâu năm hoặc mới bắt đầu “nhập môn” đã từng nghe đến thuật ngữ này. Vậy bạn đã biết Yogi mang ý nghĩa như thế nào đối với bộ môn này hay chưa? Đây cũng chính là chủ đề trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Trên các diễn đàn dành cho những người yêu thích Yoga, chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều người thắc mắc Yogi là gì? Làm thế nào để trở thành 1 Yogi siêu đẳng? Nhằm giải đáp các thắc mắc này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn một số kiến thức cơ bản và hữu ích để việc tập Yoga đạt kết quả cao nhất. Bắt đầu ngay thôi nào!
Khái niệm Yogi.
Yogi là thuật ngữ chỉ những người luyện tập yoga và đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai đang hoặc đã tập Yoga cũng đều được gọi là Yogi.
Theo đó Yogi còn được biết đến với tên khác là Yogini. Từ này được phát triển ở cùng một ngữ cảnh trong tiếng La tinh với từ “jungo” (mang nghĩa kết nối, hợp nhất) và tiếng Đức với từ jock(ách trói buộc). Dựa vào những nghĩa này, ta có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Yogi. Như vậy, yogi dùng để chỉ những người thường xuyên tập yoga nhiều đến mức thuần thục, có niềm đam mê đặc biệt và biến bộ môn này cùng những triết lý của nó trở thành phong cách sống của mình. Hiểu một cách đơn giản, người đó đã hợp nhất yoga thành một thể tương đồng với cá tính và cuộc sống của họ.
Cần lưu ý, việc trở thành một yogi không bao hàm ý nghĩa ràng buộc tình cảm hay cảm xúc. Các Yogi đơn thuần chỉ hướng bản thân theo những triết lý của yoga chứ không hề có sự ép buộc phải đoạn tuyệt với mọi sự trên đời. Tất nhiên, để được coi là một Yogi siêu đẳng thì ngoài việc trở thành bậc thầy về yoga còn cần thiết phải có đời sống lành mạnh với chuẩn mực đạo đức cao, không ngừng rèn luyện tâm tính.
Với Yoga, các Yogi cần duy trì tập luyện đều đặn ít nhất 3 lần/tuần và mỗi buổi tập kéo dài tối thiểu 1 tiếng để bạn đạt được hiệu quả từ bộ môn này. Nếu dành thời gian ít hơn đồng nghĩa với việc cải thiện sức khỏe và sự tiến bộ sẽ lâu hơn.
Những “ngộ nhận” về Yogi.
Yogi là một thuật ngữ bao hàm nội dung sâu sắc và tính triết lý cao. Chính vì vậy, không tránh khỏi hiểu lầm hoặc ngộ nhận về những người được gọi là Yogi. Vậy những “ngộ nhận” này là gì?
Yogi phải tuân thủ chế độ ăn thuần chay.
Hiện nay vẫn có khá nhiều người cho rằng Yogi thuộc trường phái tôn giáo tương tự như Phật Giáo, Đạo Giáo và là những người tu hành. Như giải thích ở trên, tập yoga không thuộc bất kỳ trường phái tôn giáo nào. Hiểu lầm này bắt nguồn từ suy nghĩ Yogi là người tu hành. Việc một Yogi áp dụng chế độ ăn chay hay không là lựa chọn của chính người đó chứ không phải là quy tắc chung.
Kỹ năng uốn dẻo của Yogi là “thượng thừa”.
Hiện nay, có khá nhiều người băn khoăn về việc có nên tập yoga hay không với lý do “cơ thể tôi cứng nhắc, không đủ dẻo dai”. Thực tế có một số bài tập yoga đòi hỏi sự linh hoạt, dẻo dai, nhưng đó chỉ là một phần trong các yếu tố cấu thành nên các tư thế trong bài tập này.
Nói tóm lại, quan niệm này không sai hòan toàn nhưng chúng cũng không đúng với những người mới tập yoga. Khả năng uốn dẻo của các Yogi là do tập luyện nhiều chứ không phải năng lực bẩm sinh.
Yogi là người tu hành.
Đây là nhận định của rất nhiều người khi tìm hiểu những yếu tố liên quan đến thuật ngữ này. Yogi như giải thích ở trên, không bao gồm hàm ý chỉ sự trói buộc về mặt tình cảm hay yêu cầu người tập luyện phải sống tách biệt với đời như các tôn giáo trên thế giới. Do đó, yogi không phải những người tu hành. Họ chỉ đơn thuần tự nguyện cần mẫn luyện tập và sống theo triết lý trong yoga.
Các nguyên tắc trong chế độ ăn của Yogi.
Ngoài việc tập luyện đúng các tư thế, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định thể chất và tinh thần của bạn ra sao sau thời gian luyện tập. Nguyên tắc ăn uống cơ bản các Yogi cần nắm rõ như sau:
Đa dạng các loại thực phẩm, thức ăn.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, các Yogi cần đa dạng nguồn thức ăn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất... Theo đó, bạn cần lên kế hoạch cho thực đơn hàng tuần, hàng tháng, vừa giúp tiết kiệm được thời gian lại xây dựng chế độ ăn khoa học và thông minh. Nguồn thức ăn của các Yogi cần đa dạng chất đạm từ các thực phẩm như trứng, các loại thịt, cá, sữa... Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc cấu thành các bộ phận trên cơ thể, giúp chúng săn chắc và khỏe đẹp.
Chia nhỏ các bữa ăn thay vì “nhồi nhét” trong 3 bữa chính.
Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp các Yogi không cảm thấy đói, cơ thể được cung cấp năng lượng kịp thời để tập luyện. Ăn ít nhưng đa dạng và đảm bảo các chất dinh dưỡng sẽ giúp việc luyện tập không còn mệt mỏi, nặng nhọc nhờ chiếc bụng no căng. Từ đó, bạn có cảm giác nhẹ nhàng và thực hiện các động tác Yoga một cách dễ dàng hơn. Đây là bí quyết ăn uống được các Yogi chuyên nghiệp “bật mí” và thường xuyên áp dụng.
Hạn chế ăn đêm tối đa.
Ăn đêm là một trong những tác nhân gây ra tình trạng béo bụng. Bởi đây là thời điểm cơ thể gần như không hoạt động, năng lượng sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa. Khi đó, việc ăn đêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vóc dáng, gây tăng cân và tích tụ mỡ thừa. Lời khuyên cho các Yogi là nên ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Hơn nữa, vào buổi tối hãy ăn ít hơn các bữa khác trong ngày, không uống cafe và trà sau 7 giờ tối để tránh tình trạng mất ngủ.
Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia và đồ uống có ga.
Sử dụng rượu bia và các thức uống có ga sẽ gây tình trạng men gan cao và ảnh hưởng không tốt với quá trình trao đổi chất ở cơ quan này. Đây là các chất kích thích khiến cơ thể mệt mỏi, các Yogi sẽ khó tập trung trong quá trình tập Yoga. Nếu muốn bổ sung nước cho cơ thể, tốt hơn hết nên dùng nước lọc hoặc nước khoáng thiên nhiên.
Tăng cường bổ sung rau xanh và hạn chế đồ ăn nguội.
Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tương đối lớn, rất tốt cho cơ thể. Vì thế, các Yogi nên tích cực bổ sung rau xanh trong thực đơn ăn uống của mình, vừa giúp đẹp da, thanh lọc cơ thể đồng thời tránh tình trạng tăng cân. Chưa bàn đến các Yogi, nếu bạn có thói quen thường xuyên tập Yoga cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nguội như chân giò, giò lụa, thịt hun khói, chả, lạp xưởng, bò khô... Các loại thực phẩm này rất giàu chất béo, đậm vị, không tốt cho người kiêng muối và kiêng mỡ. Thay vào đó, bạn nên chế biến các món ăn từ rau xanh sẽ tốt hơn rất nhiều !
Ăn uống đúng giờ.
Chế độ ăn uống đúng giờ có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp cơ thể luôn khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Ngược lại nếu không cố định thời gian ăn sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Bởi vậy, các Yogi cần xây dựng thời ăn uống đúng giờ. Nguyên tắc cần nắm vững đó là không được để bụng quá no hoặc quá đói trước khi tập Yoga. Bạn nên ăn trước khi tập Yoga khoảng 3 tiếng, tránh để bụng “ì ạch” quá sẽ không phát huy được hiệu quả tập luyện.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm "Yogi là gì" rồi đúng không nào? Ngoài ra, những kiến thức đầy đủ và chi tiết trong bài viết của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn, đặc biệt là những người mới tham gia tập Yoga. Chúc bạn sớm trở thành Yogi chuyên nghiệp! Truy cập https://www.thethaothientruong.vn/ để tham khảo nhiều bài viết mới hơn.