Cách làm bàn bóng bàn cực dễ, chi tiết từ A-Z
Muốn có bàn bóng bàn chơi tại nhà mà không tốn nhiều chi phí đầu tư, xem ngay cách làm bàn bóng bàn cực dễ và chi tiết ngay tại bài viết sau đây. Bàn bóng bàn có thể được làm từ xi măng hoặc gỗ, kích thước sản phẩm tùy vào nhu cầu của người tập.
Bàn bóng bàn tiêu chuẩn kích thước bao nhiêu?
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trước khi bắt tay vào thực hiện cách làm bàn bóng bàn là chúng ta cần phải biết rõ về kích thước của một chiếc bàn bóng bàn tiêu chuẩn là bao nhiêu.
Theo quy định của Liên đoàn bóng bàn thế quốc tế (ITTF), kích thước chuẩn của bàn bóng bàn thi đấu phải đạt các thông số như sau:
- Chiều dài: 274 cm.
- Chiều rộng: 152,5 cm.
- Chiều cao (tính từ chân bàn đến mặt bàn): 76 cm.
- Chiều cao lưới chắn: 15,25 cm.
- Phần lưới chắn nhô ra: 15,25 cm.
Với những chiếc bàn bóng bàn mini thì kích thước tiêu chuẩn của nó là:
- Chiều dài: 152 cm.
- Chiều rộng: 71 cm.
- Chiều cao (tính từ chân bàn đến mặt bàn): 76 cm.
- Chiều cao lưới chắn: 15,25 cm.
- Phần lưới chắn nhô ra: 15,25 cm.
Khi bạn đã nắm rõ được các thông số kích thước tiêu chuẩn của dụng cụ bóng bàn trên thì có thể dựa theo những tính toán của mình để lên kế hoạch thiết kế và lựa chọn được địa điểm đặt bàn phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách làm bàn bóng bàn chi tiết cực dễ
Có hai loại bàn bóng bàn mà bạn có thể lựa chọn để làm đó là bàn bằng bê tông và bàn gỗ. Tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng và không gian sinh hoạt của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại bàn phù hợp nhất.
Cách làm bàn bóng bàn từ bê tông
Để có thể làm bàn bóng bàn từ bê tông thì bạn cần phải có một không gian rộng rãi, thoáng đãng và địa điểm lựa chọn đặt bàn phải luôn cố định. Cách làm bàn bóng bàn sử dụng chất liệu bê tông chi tiết theo hướng dẫn sau:
Tạo hình
Bàn bóng bàn làm từ bê tông có hai bộ phận chính đó là chân bàn và mặt bàn. Bạn tạo khối của mặt bàn theo hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn là 274 x 152,5 x 76 cm.
Chân bàn có độ cao tiêu chuẩn là 76 cm. Bạn có thể thiết kế tạo hình của nó theo nhiều loại khung đỡ có hình dáng khác nhau như hình chữ H, hình thang, hình chữ U… tùy theo nhu cầu, thẩm mỹ và sở thích của cá nhân.
Khi đã tạo được khung cốt cho bàn theo đúng kích thước đã định thì bạn cần xác định rõ địa điểm mình sẽ đặt bàn bóng bàn và tiến hành việc đổ bê tông vào phần chân và thân bàn ngay tại vị trí đã xác định đó. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được việc phải di chuyển sau đó nhờ thế sẽ làm giảm sự hư hỏng khi lắp ghép bàn.
Cần chú ý khi đổ bê tông thì phải đổ riêng từng phần chứ không được đổ chung. Sau khi chân bàn và mặt bàn đã khô thì ta lắp ghép chúng lại với nhau.
Cốt thép làm bàn phải có chất lượng và độ bền tốt. Với mẫu bàn bê tông thì độ dày của mặt bàn cần đảm bảo 5 - 8 cm.
Sơn bề mặt bàn bóng bàn
Đây chính là phần khó nhất và góp phần quyết định đến chất lượng sử dụng của bàn. Để có thể hoàn thiện việc sơn bề mặt của bàn bạn cần phải thực hiện các bước sau.
- Bước 1: Mài nhẵn bề mặt bàn.
Sau khoảng 6 ngày khi bề mặt bê tông của bàn đã khô hoàn toàn, vào khoảng ngày thứ 7 trở đi bạn có thể bắt đầu thực hiện việc sơn mặt bàn.
Đầu tiên, bạn cần phải sử dụng đá mài chuyên dụng để loại bỏ hết tất cả tạp chất ở trên mặt bàn có thể gây ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ sau này.
Sau đó, dùng giấy nhám để vệ sinh bụi bẩn cũng như làm nhẵn mặt bàn.
- Bước 2: Sơn bả mặt bàn.
Đây là bước rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của mặt bàn sau này vì thế bạn cần phải làm thật cẩn thận.
Trước khi tiến hành việc sơn bả cho mặt bàn, bạn cần kiểm tra kỹ nếu nhận thấy bề mặt của bàn quá khô thì cần phải tiến hành làm ẩm cho nó thông qua việc sử dụng rulo lăn qua mặt bàn với nước sạch.
Dùng bản bả để thực hiện việc bả lớp 1 lên mặt sau. Sau khoảng 2 tiếng nó khô lại thì chúng ta sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt.
- Bước 3: Sơn lót.
Tiến hành sơn lót cho mặt bàn. Khi sơn cần lưu ý không để bụi bám vào mặt bàn hoặc bị bôi bẩn lên đó để tránh xảy ra tách lớp. Nếu lớp sơn ấy bị tách lớp thì bạn phải tiến hành sơn lại từ đầu.
- Bước 4: Sơn hoàn thiện.
Với lớp sơn hoàn thiện cuối cùng này bạn nên lựa chọn màu sơn xanh thẫm, màu đen hoặc những gam màu trầm không quá sáng để hạn chế lóa mắt và dễ phân biệt với màu của quả bóng.
- Bước 5: Kẻ viền.
Nên chọn sơn màu trắng để sơn viền cho bàn và chỉ cần sơn 1 lớp sơn là đủ. Như thế là chúng ta đã hoàn thiện được chiếc bàn bóng bàn. Khi chơi bóng bàn bạn chỉ cần thực hiện việc căng lưới lên trên bàn là đã có thể chơi bóng được rồi.
Cách làm bàn bóng bàn bằng gỗ
Cách làm bàn bóng bàn bằng gỗ đơn giản và dễ làm hơn bàn bê tông. Chiếc bàn này có thể dễ dàng di chuyển nên thích hợp với những gia đình có không gian sống không quá rộng và những căn hộ chung cư. Các bước thực hiện tháo và lắp đặt dụng cụ thể thao này cũng khá đơn giản.
Chuẩn bị vật liệu
- Chuẩn bị một tấm ván gỗ (OKAL, MDF, MFC) có độ dày khoảng 9mm trở lên và có kích thước đạt 120 x 60 cm (nếu bạn muốn làm bàn theo kích thước tiêu chuẩn thì có thể lựa chọn tấm ván gỗ lớn phù hợp với yêu cầu).
- Chân bàn xếp bằng sắt.
- Bút sơn Uni trắng, giấy decal trắng, lưới, hai cọc inox hình chữ F.
Cách làm
- Bước 1: Dán viền cho các cạnh của miếng ván. Sử dụng giấy decal trắng có kích thước từ 1 - 5mm để dán xung quanh mặt bàn.
- Bước 2: Sử dụng bút sơn Uni màu trắng để kẻ đường phân cách ở giữa bàn.
- Bước 3: Dùng vải màu trắng và vài màu xanh dương để tiến hành dán viền cho lưới đánh bóng. Đồng thời, tiến hành thực hiện việc đục 4 lỗ tại 4 góc và tán rive để mắc lưới vào đó.
- Bước 4: Đặt tấm ván gỗ lên trên chân bàn xếp bằng sắt. Vậy là chúng ta đã hoàn thành một chiếc bàn bóng bàn rồi.
Với những chia sẻ về cách làm bàn bóng bàn từ TT Sport, chắc hẳn bạn đọc đã biết cách tự làm để phục vụ tập luyện và giải trí tại nhà rồi phải không nào? Hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm chơi thể thao tuyệt vời bên chiếc bàn bóng bàn do chính mình làm ra nhé!