Hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng dễ thực hiện nhất!

Hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng dễ thực hiện nhất!

Trong chương trình giáo dục thể chất THPT, kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là nội dung có trong giáo trình mà học sinh cần phải học tập và thực hành. Và đây cũng là kỹ thuật mà vận động viên nhảy cao phải thực hành nhuần nhuyễn. Bạn đã biết kỹ thuật nhảy này chưa? Tham khảo ngay bài viết chi tiết này nhé!

Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là gì?

Nhảy cao là một trong những nội dung ở bộ môn điền kinh, nó đòi hỏi vận động viên phải nhảy qua một thanh xà ngang với một độ cao nhất định với điều kiện không dùng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào.

Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là kiểu nhảy mà bạn cần rướn người để qua thanh xà trong tư thế nằm nghiêng, sao cho cơ thể không chạm vào thanh xà. Để tiếp đất khi qua xà, bạn cần dùng chân thuận của mình tiếp đất trước tiên, sau đó sẽ hạ chân còn lại nhằm hạn chế chấn thương cho cơ thể.

Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng 

Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng 4 giai đoạn

Giáo trình hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng được chia thành 4 giai đoạn cho học sinh, người tham gia tập luyện áp dụng. Đó là 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.

Cụ thể, kỹ thuật của từng giai đoạn nhảy cao này như sau:

1. Giai đoạn chạy đà

Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, chạy đà là giai đoạn quyết định rất lớn đến hiệu quả tập luyện ở các bước tiếp theo. Điều quan trọng khi thực hiện giai đoạn chạy đà là bạn cần xác định bản thân sẽ chạy bước chẵn hay bước lẻ. Với bước lẻ thì bạn nên chạy 7-11 bước. Ngược lại, chạy bước chẵn thì chạy 6-8 bước.

Ở giai đoạn chạy đà, bạn cần thực hiện các bước như sau:

- Trước tiên, bạn thực hiện các bước chạy xuất phát trước khi 3 bước chạy đà cuối. Bạn cần quan tâm đặc điểm của các bước chạy này là tốc độ và độ dài bước chạy sẽ tăng dần và độ nghiêng của thân người thì cần giảm dần.

- Tiếp đến là 3 bước chạy đà cuối. Đây là phần rất quan trọng, là tiền đề tốt để bạn thực hiện bước giậm nhảy.

+ Bạn cần nhớ với 3 bước chạy đà cuối này, bước đầu tiên chân giậm nhảy sẽ bước về phía trước nhanh hơn so với lúc trước, rồi chạm đất bằng gót chân trong khi chân lăng đưa lên phía trước.

+ Bước chạy thứ 2 phải là bước chạy đà dài nhất. Chân lăng của bạn sẽ đưa ra khi chạm đất. Thân người giữ thẳng, vai không được ngả về phía sau. Bàn chân giữ thẳng theo hướng chạy đà.

+ Bước chạy đà cuối cùng sẽ bước ngắn hơn so với 2 bước trước. Thân người cùng vai ngả nhẹ ra đằng sau. Đầu và cổ hướng về phía trước. Chân lăng đưa ra sau trong khi chân giậm nhảy đặt tại vị trí thực hiện giậm nhảy.

Chạy đà trong chạy cao nằm nghiêng

2. Giai đoạn giậm nhảy

Ở kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng thì giai đoạn giậm nhảy rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích nhảy cao của bạn.

Bởi vậy, khi giậm nhảy bạn cần chú ý đặt chân giậm nhảy đúng vị trí, đưa đầu gối hơi khuỵu xuống, đồng thời dồn hết sức bật của cơ thể lên chân giậm nhảy. Cuối cùng, vung chân lăng lên, dùng sức mạnh của cơ hông và cơ đùi để nâng người lên cao, đồng thời đánh 2 tay lên cao nhằm tăng thêm lực tốt hơn.

3. Giai đoạn trên không

Giai đoạn tiếp theo là để người bay trên không. Trong giai đoạn này, đôi chân của bạn phải co lại dứt khoát sau bước giậm nhảy, đồng thời đá chân lăng qua xà và xoay người lại để cơ thể vào tư thế nằm nghiêng và song song với thanh xà.

4. Giai đoạn tiếp đất

Tiếp đất là giai đoạn cuối hoàn thành kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng. Chân giậm nhảy của bạn chính là chân tiếp đất. Trong giai đoạn này, bạn để chân hơi chùng xuống trong khi tiếp đất, và 2 tay thả lỏng tự do. Bằng cách này, cơ thể sẽ giữ được thăng bằng, hạn chế tối đa chấn thương có thể xảy ra trong khi tiếp đất.

Tiếp đất an toàn sau nhảy cao

Làm sao để nhảy cao kiểu nằm nghiêng đạt kết quả cao?

Theo HLV Thể dục, để nhảy cao nằm nghiêng đạt được kết quả cao thì quá trình rèn luyện kỹ thuật đều đặn là điều tiên quyết. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần học lưu ý thêm một số bí quyết sau:

- Bạn cần nhớ chân bật nhảy là chân nào. Đồng thời, điều chỉnh số lượng bước chạy đà phù hợp nhằm tránh chân bị loạn nhịp hay bật nhảy nhầm chân.

- Khi tập luyện, bạn cần điều chỉnh thanh xà ở chiều cao vừa phải, từ thấp đến cao để nhảy nhằm giúp bạn làm quen với nhịp bật nhảy và tạo hứng khởi, quyết tâm phấn đấu tập luyện.

- Hãy tập nhảy cao nằm nghiêng theo đúng trình tự các giai đoạn. Tuyệt đối không bỏ giai đoạn nào cả.

- Khi tiếp đất, hãy để phần đầu chạm mặt đệm cuối cùng.

Toàn bộ bài viết đã hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng khá chi tiết. Bạn đọc hãy tham khảo và thực hành đúng tuần tự để đạt được thành tích tốt nhất trong bộ môn nhảy cao nhé! TT Sport chúc các bạn thành công!
 

Share :