Xoạc chân có tốt không? Cách xoạc chân sao cho đúng kỹ thuật !

Xoạc chân có tốt không? Cách xoạc chân sao cho đúng kỹ thuật !

Xoạc chân là một trong những kỹ năng thể hiện sự điêu luyện, dẻo dai của cơ thể. Vậy bạn có nên luyện tập tư thế này? Xoạc chân có tốt không?

Không chỉ áp dụng trong các bài múa Ba lê, thể dục dụng cụ... xoạc chân còn rất quan trọng trong việc tăng sự dẻo dai khi tập Yoga. Cùng tìm hiểu cách thực hiện, tác dụng của bài tập này để xem xoạc chân có tốt không nhé!

1. Xoạc chân có tốt không? 

Thực tế đây là một trong những động tác đòi hỏi sự linh hoạt và kỹ thuật cao. Vì vậy không phải ai cũng có thể thành công ngay từ lần đầu thực hiện. Tuy nhiên khi kỹ năng trở nên điêu luyện, bạn sẽ thấy bài tập này rất tốt cho sức khỏe và việc cải thiện vóc dáng. 

Khi thực hiện động tác xoạc chân tác động lên các cơ, kích thích chúng phát triển, mở khớp háng, tăng sự dẻo dai cho đôi chân và giúp xương chắc khỏe, phát triển tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho việc phát triển chiều cao tối đa. Bên cạnh đó, thực hiện bài tập xoạc chân mỗi ngày giúp người tập sở hữu đôi chân thon gọn, quyến rũ hơn. Cụ thể, xoạc chân có tác dụng gì?

1.1. Kích thích xương phát triển, tăng chiều cao.

Theo các chuyên gia thể dục, động tác xoạc chân có tác dụng “đánh thức” các nhóm cơ, đặc biệt cơ chân và cơ đùi. Đồng thời kích thích hệ xương phát triển tốt hơn nhờ hình thành các lớp sụn khớp mới, từ đó giúp tăng chiều cao hiệu quả. Bí quyết để có đôi chân dài “miên man”  thon gọn và cách cải thiện chiều cao tốt nhất trong tuổi dậy thì chính là thực hiện bài tập xoạc chân đúng cách, thường xuyên. Nếu chiều cao khiêm tốn khiến bạn tự ti, hãy bắt đầu bài tập xoạc chân ngay hôm nay để thấy rõ sự thay đổi tích cực về vóc dáng của mình! Bên cạnh đó, động tác này sẽ khiến chân được nắn thẳng, giúp bạn tự tin hơn trong mỗi bước đi. 

1.2. Tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể. 

Nếu bạn đang băn khoăn tìm bài tập giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể  thì xoạc chân chính là gợi ý hữu ích. Giống như bất kỳ bài tập nào khác, trước khi xoạc chân,  bạn cần khởi động cơ thể thật kỹ để các nhóm cơ được kéo giãn ra và hạn chế chấn thương liên quan đến căng cơ, bó cơ. Người thường xuyên thực hiện động tác xoạc chân đúng cách sẽ sở hữu thân hình dẻo dai, linh hoạt khi vận động, mềm mại uyển chuyển mà không thô cứng. Chính vì vậy,  bài tập này rất cần thiết và quan trọng đối với các vũ công, người múa ba lê... Bên cạnh đó còn tăng sức bền cho đôi chân. 

1.3. Cải thiện khả năng giữ thăng bằng. 

Xoạc chân giúp cơ thể tăng khả năng giữ thăng bằng, đặc biệt là khi duy trì tư thế thẳng đứng. Nhờ các chuyển động từ từ, động tác xoạc chân giúp duy trì trọng lượng của bạn ở mức ổn định, từ đó tạo sự thăng bằng cho cơ thể. Không những thế, động tác xoạc chân giúp đôi chân đối xứng nhau và giữ thăng bằng cho các bộ phận trên cơ thể tốt nhất. 

1.4. Tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ.

Xoạc chân đòi hỏi các động tác kỹ thuật tương đối khó, do vậy bạn phải tập trung cao độ để thực hiện chính xác, nhẹ nhàng và uyển chuyển. Việc tập luyện bài tập xoạc chân thường xuyên sẽ giúp bạn tăng sự tập trung, tốt cho não bộ, đồng thời tăng cường trí nhớ hiệu quả.

1.5. Giãn cơ, kéo dài khớp háng.

Khi thực hiện bài tập này, 2 chân phải kéo giãn sang 2 bên, từ đó  làm giãn vùng cơ và khớp háng hiệu quả, giúp chúng dài ra. Nhờ bài tập xoạc chân giúp cơ háng khỏe mạnh, dẻo dai và hỗ trợ xương chậu phát triển chắc khỏe, to hơn. Hiệu quả tập luyện ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng và việc sinh nở cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là với chị em phụ nữ.

1.6. Giảm căng thẳng.

Khi xoạc chân, cơ bắp được kéo giãn ra, tạo điều kiện kích thích dây chằng, xương khớp phát triển. Nhờ vậy giảm áp lực, tình trạng đau nhức ở các vùng cơ, xương khớp, dây chằng đều được giải tỏa. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, xoạc chân là lúc cơ thể tiết ra loại hooc môn mang đến sự vui vẻ có tác dụng xua tan đi mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Người tập sẽ trở nên yêu đời và yêu cuộc sống hơn.

Xoạc chân có tốt không? 

2. Hướng dẫn tập xoạc chân đúng cách chi tiết nhất.

2.1.Khởi động.

Thực hiện các động tác như xoay khớp chân, khớp gối, chạy bộ tại chỗ, nhảy dây... để khởi động kỹ càng các cơ khớp xương trong vòng 5-10 phút sẽ giúp cơ thể ấm lên, hỗ trợ tăng nhịp tim. Trước khi bắt đầu xoạc chân, khởi động đóng vai trò rất quan trọng  vì nó giúp gân cốt của bạn giãn ra để dễ dàng thực hiện các động tác kéo giãn, quyết định  hiệu quả của bài tập.

Tham khảo: Lợi ích của các bài tập khởi động.

Khởi động

2.2. Vào tư thế.

- Nếu thích xoạc dọc, bạn quỳ trên mặt đất và duỗi chân thuận ra trước mặt, trọng lượng cơ thể dồn xuống gót chân. Cong đầu gối phía sau sao cho ống đồng nằm trên sàn.

- Nếu muốn xoạc ngang thì bạn đứng thẳng và trượt hai bàn chân để vào tư thế dang rộng chân, trong đó ngón chân và đầu gối hướng lên trời.

Vào tư thế

2.3. Hạ thấp cơ thể.

Khi đã sẵn sàng, bắt đầu hạ người xuống một cách chậm rãi và vào tư thế xoạc chân đã chọn.

- Sử dụng tay đỡ trọng lượng cơ thể khi bạn đang hạ người xuống. Nếu thực hiện xoạc dọc, bạn đặt một bàn tay lên sàn ở một bên chân trước.

- Đặt cả hai tay lên mặt sàn ngay trước mặt, hai bàn tay mở rộng không bằng vai nếu xoạc ngang.
 
- Hai tay sẽ chịu phần lớn khối lượng cơ thể, trượt bàn chân trên sàn để dang rộng 2 chân. Tiếp tục trượt đến khi hai chân tạo thành góc 180 độ. Chúc mừng, bạn đã thực hiện bài tập thành công!

Hạ thấp cơ thể

2.4. Thả lỏng cơ.

Nên hít thở sâu và cố gắng thả lỏng tất cả các cơ nếu bạn không thể đẩy người xuống hoàn toàn.

- Nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ thuật thả lỏng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn,  quyết định độ linh hoạt của cơ thể, đặc biệt khi kết hợp với thói quen kéo giãn cơ hằng ngày. Ngoài ra, xả bớt sức căng trong cơ có thể giảm nguy cơ chấn thương trong lúc tập giãn cơ.

2.5. Giữ tư thế xoạc chân trong 30 giây.

Một khi đã thực hiện thành công tư thế xoạc chân, bạn nên duy trì trong 30 giây. lúc này bạn sẽ thấy cơ được kéo giãn sâu thay vì đau đớn. Nếu cảm thấy đau có nghĩa là bạn đang thực hiện sai, nên ra khỏi tư thế ngay và tiếp tục tập giãn cơ trong vài ngày tới, đến khi có thể hoàn thành bài tập với sự dễ chịu, thư giãn.

Thả lỏng cơ

3. Lưu ý khi tập xoạc chân.

- Mặc quần áo phù hợp: Trang phục phù hợp mang lại cảm giác thư giãn, giúp bạn  thấy thoải mái và linh hoạt hơn trong khi giãn chân, đồng thời ngăn không để quần bị rách toạc. Có thể lựa chọn quần áo tập thể thao rộng rãi hoặc đàn hồi (để giúp nó chuyển động cùng với cơ thể). Lời khuyên cho bạn là nên mang tất trong khi tập xoạc. Điều này có tác dụng trong việc để bàn chân dễ dàng trượt trên sàn nhà, từ đó giúp giãn chân sâu hơn.

- Cơ bắp cần được kéo giãn 90 giây trước khi có thể banh rộng. Do đó bạn nên duy trì ở tư thế giãn chân tối thiểu bằng thời gian này.

- Không thực hiện kéo giãn khi đang xem truyền hình hay sử dụng điện thoại di động vì có thể khiến bạn xao nhãng, mất tập trung.

- Muốn chân được làm ấm, nên gồng cơ chân không quá mạnh, nhưng đủ để cảm thấy lực căng trong cơ.

- Có thể quay phim khi thực hiện động tác xoạc chân và xem lại để thấy sự tiến bộ của mình.

- Bạn sẽ cảm thấy đau vào sáng hôm sau khi ngủ dậy. Hãy tắm nước nóng và bắt đầu tập kéo giãn cơ để ngăn ngừa cơ bị đau và bó.

- Nên tập luyện vào mỗi buổi sáng và tối. Tìm một người bạn đồng hành sẽ giúp tạo động lực hơn là tập một mình.

- Không nên vào tư thế xoạc chân ngay sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương nếu bạn không tập giãn cơ trước đó.

- Không thử xoạc chân quá 180 độ trước khi thực hiện điêu luyện bài tập xoạc thông thường. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ.

- Tập xoạc chân hơn 180 độ trong 30 giây rồi quay lại cách thông thường, tiếp tục tập đan xen giữa hai cách này.

- Tốt hơn hết, nên vào tư thế đứng tấn và bắt đầu trượt chân vào tư thế xoạc.

Như vậy chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề xoạc chân có tốt không? và hướng dẫn cách xoạc chân đúng cách. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi !

Có thể bạn quan tâm: Bài tập giãn cơ.

Share :